Bảo quản Gia keo

Trong khi gia keo có tác dụng làm giấy trở nên phù hợp hơn để in ấn, thì nó cũng làm giấy trở nên ít bền hơn và đặt ra vấn đề về sự bảo quản tài liệu in ấn. Gia keo bằng tinh bột được phát triển khá sớm trong lịch sử sản xuất giấy.[2] Dard Hunter chứng thực điều này trong cuốn "Sản xuất giấy qua mười tám thế kỷ"[3]: "Người Trung Quốc đã sử dụng tinh bột để gia keo giấy sớm nhất là vào năm 768 sau Công nguyên và vẫn tiếp tục đến thế kỷ 14 trước khi thay bằng keo động vật."[4] Trong những nhà máy giấy đầu tiên ở châu Âu, chuyên sản xuất giấy để in ấn và các mục đích sử dụng khác, thì chất gia keo được chọn là gelatin. Như Susan Swartzburg viết trong cuốn "Bảo quản vật liệu thư viện": "Nhiều loại chất khác nhau đã được sử dụng để gia keo qua các thời kỳ, từ thạch cao đến gelatin động vật." [5] Hunter mô tả quá trình gia keo trong những nhà máy giấy này như sau:

Sau khi giai đoạn làm khô hoàn tất, những người thợ làm giấy già nhúng giấy vào một loại chất gia keo động vật được làm từ da vụn, thứ mà họ có được từ những người thợ sửa quần áo. Việc gia keo giấy là rất cần thiết, để mực không thể thấm qua. Nhưng gia keo để làm giấy viết lại cần thiết hơn là giấy in. Nhiều quyển sách của thế kỷ mười lăm đã được in trên giấy không gia keo, vì phần xử lý thêm này không cần thiết với thể loại in ấn. Việc gia keo được thực hiện bởi một người thợ bằng cách giữ vài tờ giấy với hai thanh gỗ, và nhúng chúng vào dung dịch gelatin ấm. Sau đó, giấy được ép chặt để loại phần gelatin thừa. Phương pháp gia keo thô sơ này cực kỳ lãng phí vì nhiều tờ giấy bị rách và nhăn trước khi sử dụng. Vì lý do này, phòng gia keo của những nhà máy giấy thời kỳ đầu còn được biết dưới cái tên "lò mổ".[4]

Với sự sản xuất đại trà, cách gia keo trong sản xuất giấy cũng thay đổi theo đó. Như Swartzburg viết: "Vào năm 1850, chất gia keo là colophan đã được sử dụng. Nhưng thật không may, nó tạo ra một phản ứng hóa học đẩy nhanh quá trình phân hủy giấy, kể cả những loại giấy tốt nhất."[6] Trong lĩnh vực bảo quản thư viện, người ta biết là "do sự thủy phân axit của xen-lu-lo và các nhóm cacbon hydrat có quan hệ với nhau là những nhân tố chính gây nên sự thoái hóa giấy theo thời gian."[7] Vài nghiên cứu chuyên ngành gần đây đã tập trung về đặc trưng của sự thoái hóa, có liên quan đến việc giảm chất lượng của những loại giấy đã qua quá trình gia keo bằng colophan, và lượng colophan như thế nào sẽ gây ảnh hưởng đến sự giảm chất lượng giấy.[8] Thêm vào đó, những nghiên cứu này cũng nói đến sự phát triển một loại giấy vĩnh cửu và sự gia keo sẽ không còn phá hủy giấy.[9] Một bài báo viết về vấn đề khác ngoài sự bảo quản giấy và chất gia keo, là sự rửa giấy, được mô tả bởi V. Daniel và J. Kosek: "Việc loại bỏ sự bạc màu… trong nước bị ảnh hưởng rõ rệt bởi sự hòa tan những vật liệu dễ tan trong nước, và thường được làm bằng cách nhúng giấy vào nước."[10] Trong một quá trình như vậy, những phần tử cấp độ bề mặt được phết vào giấy, chẳng hạn như chất gia keo được dùng trong các quá trình được mô tả như trên, có thể bị tách khỏi các loại giấy tờ mà được dùng trong các hạng mục đặc thù trong thư viện. Với những quá trình trong sản xuất giấy gần giống như "gia keo máy" sau này, như H.Hardman và E.J. Cole mô tả: "Gia keo máy, là một phần của quá trình sản xuất giấy, đã thêm các nguyên liệu vào trước khi tạo thành giấy."[11] Mối quan tâm về việc loại bỏ chất gia keo thì ít hơn, và có thể hiểu là giới nhà văn chỉ chú trọng vào việc bảo quản các loại giấy có tính axit hay những sản phẩm tương tự.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gia keo http://griffenmill.googlepages.com/miscellanea http://www.theletterheads.com/glawson/goldsize.htm... http://www.a-m.de/deutsch/lexikon/schlichte.htm http://content.lib.utah.edu/cdm/ref/collection/Dar... http://cool.conservation-us.org/coolaic/sg/bpg/ann... http://www.techmartvietnam.com.vn/Members/cng_xll/... http://www.vnrippi.com.vn/?option=mod_news&sel=det... http://vst.vista.gov.vn/home/magazine_search_resul... https://pacer.ischool.utexas.edu/html/2081/1396/j-... https://web.archive.org/web/20070929151046/http://...